Tác hại của lăn kim bạn cần biết – và lăn kim bị sưng mặt thì phải làm sao?

Đăng ngày 06/02/2024

Tác hại của lăn kim

Tái tạo da mặt có hại không.

Hiện nay, cơn sốt “làm đẹp bằng lăn kim” đang càn quét khắp mọi nơi và được các chị em phụ nữ tin tưởng và điều trị, với những tính năng tuyệt vời trong việc làm đẹp mà lăn kim đem lại như: lăn kim giúp trị sẹo, trị thâm, xóa nếp nhăn, làm mịn da.

Ngoài ra liệu trình lăn kim tạo ra các tổn thương gia nhằm kích thích sản sinh các mô và tái tạo da dựa trên cơ chế tự làm lành vết thương của cơ thể nên rất an toàn với người dùng.

Bài viết sau đây của chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về phương pháp lăn kim, cũng như những công dụng và tác hại từ lăn kim đem lại.

Lăn kim là gì?

Lăn kim là một liệu trình làm đẹp có nhiều ưu điểm, giải quyết được những vấn đề như da mụn, sẹo rỗ, chống lão hóa. Mang đến cho bạn một diện mạo mới hoàn toàn tự tin, để việc lăn kim đạt được kết quả tốt, việc chăm sóc da sau lăn kim rất quan trọng. Nếu không chăm sóc tốt sẽ dẫn đến tình trạng viêm da, da bị nhiễm trùng, nổi mụn và sẹo khắp mặt, gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng.

Lăn kim có tốt không?

Lăn kim có tốt hay không còn tùy thuộc vào các yếu tố như cơ địa da của mỗi người, tay nghề của các nhân viên chăm sóc da, khi sử dụng kỹ thuật lăn kim càng cao thì việc làm đẹp bằng lăn kim sẽ đạt hiệu quả.

Bên cạnh đó chúng tôi còn có bài viết chi tiết về những vấn đề sẽ gặp sau lăn kim và cách khắc phục bạn cũng cần quan tâm nếu đang tìm hiểu:

Sau khi lăn kim nên bôi gì? Chăm sóc da sau lăn kim bao lâu thì lành

Lăn kim có đau không?

Lăn kim là cơ chế vật lý nên sẽ có cảm giác đau, tuy nhiên mức độ đau sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như bạn lăn kim để điều trị vấn đề gì, lăn kim sẹo sẽ đau nhất, sau đó tới trị nám, tàn nhang và lăn kim trị mụn là nhẹ nhất.

Lăn kim vùng da mỏng sẽ đau hơn vùng da dày, trước khi lăn kim bạn sẽ được bôi một lớp ủ tê để giảm cảm giác đau, lớp ủ càng dày thì càng ít đau nhưng lại hạn chế tác dụng vì dây thần kinh hoạt động kém đi.

 

Lựa chọn đầu lăn kim phù hợp với từng loại da và từng mức độ da cần điều trị, đây là điều rất quan trọng để tránh gây những tổn thương không đáng có trên da gây cảm giác đau đớn.

Lăn kim đúng kĩ thuật: Lăn kim không phải có tay nghề quá cao nhưng ít nhất bạn phải có kĩ thuật lăn kim chuẩn xác với lực tác động phù hợp tránh làm tổn thương da nghiêm trọng khi lăn kim.

Sau khi lăn kim da như được khoác lên một tấm áo mới sáng mịn và khỏe hơn bởi lớp tế bào già cỗi, cũ kĩ được loại bỏ trên da.

Nên hiện nay có nhiều người cho rằng cứ càng lăn kim nhiều lần thì da sẽ càng đẹp, tuy nhiên đây là một suy nghĩ thiếu căn cứ khoa học.

Lăn kim mấy lần thì da đẹp:

Da đẹp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố quan trọng nhất là tình trạng da của bạn, tùy theo tình trạng da của mỗi người mà có số lần lăn kim khác nhau, chỉ có bác sĩ da liễu mới biết được điều này. Do đó trước khi lăn kim bạn sẽ được bác sĩ khám da chỉ định số lần lăn kim phù hợp cho da của bạn.

Nếu bạn bị mụn trứng cá ở:

Mức độ nhẹ: Da không có sẹo, mụn không xuất hiện thành từng mảng lớn, hay gặp nhất là mụn đầu trắng và mụn đầu đen thì có thể lăn kim từ 1-2 lần tương đương thời gian điều trị từ 1-2 tháng.

Mức độ trung bình: Mụn cám, mụn đầu đen, mụn rỗ nhẹ, vết thâm nhiều, da nhăn, thiếu sức sống có thể lăn kim từ 2-3 lần tương đương thời gian điều trị từ 2-3 tháng.

Mức độ nặng: Mụn ẩn dày đặc, sưng đau nhức, sẹo rỗ lâu năm có thể lăn kim  từ 3-4 lần, tương đương thời gian điều trị từ 3-4 tháng.

Thường khi thấy được hiệu quả của lăn kim thì quá trình điều trị da sẽ kéo dài trong khoảng thời gian nhất định, có thể 1 tháng, 3 tháng, hay 4-6 tháng… tùy vào tình trạng da của mỗi người.

Đối với da mụn: Lượng mụn trên da sẽ giảm ít nhất 60% trong lần điều trị đầu tiên và hết triệt để nếu bạn tuân thủ đúng liệu trình.

Đối với da thâm: ít nhất 70% lượng sắc tố ở vùng da bị thâm do mụn sẽ được loại bỏ ngay trong quá trình lăn kim.

Đối với da sẹo rỗ: Kĩ thuật lăn kim độc quyền sẽ giúp làm đầy ít nhất 40% vùng da bị sẹo rỗ do mụn.

Tác dụng của lăn kim:

Lăn kim sẽ giúp chúng ta cải thiện tình trạng sẹo rỗ, giúp lỗ chân lông nhỏ lại, giúp tăng cường collagen và elastin (giúp da đàn hồi), kích thích tóc tăng trưởng nhiều hơn, ngăn ngừa rụng tóc.

Tăng sản sinh Collagen, Elastin:

Kim lăn đơn giản dựa trên cơ chế tự làm lành vết thương của cơ thể, sự xâm nhập của kim lăn được cảm nhận bới các dây thần kinh giống như sự kích thích tới các vết thương, nhưng các kim lăng rất bén và mỏng nên không thể phá vỡ các mô và lớp màng của da cũng không thay đổi.

Tuy nhiên các kích thích thần kinh này sẽ được các luồng điện chuyển đi, kích thích quá trình làm lành vết thương, các tế bào da trong phạm vi bán kính từ 1-2mm xung quanh khu vực châm kim, phóng các tín hiệu tăng trưởng đến các tế bào đồng nhất.

Những tín hiệu này quay trở lại kích thích sự tăng sinh tế bào mới, nguyên bào sợi chuyển thành sợi collagen và elastin, nhiệm vụ của nguyên bào sợi là di chuyển đến điểm tổn thương thực tế và chữa lành vết thương. Sự hình thành sợi mới này có mỗi liên hệ với độ dày của da và làm đầy các vết sẹo.

Kích thích tái tạo lớp biểu bì:

Chu kỳ tái tạo của lớp biểu bì sẽ nằm trong khoảng từ 3-6 tuần và ở người trưởng thành quá trình này sẽ lâu hơn.

Làn da có tuổi sẽ xuất hiện các vết nám và hiện tượng da bị xỉn màu, đây là nguyên nhân của việc tăng sinh chậm của tế bào và keratin hình thành trên bề mặt da. Sự thiếu hụt này khác nhau ở da trẻ và làn da có tuổi.

Những sẹo thâm có thể được loại bỏ bởi kim lăn, phương pháp này rút ngắn thời gian tái tạo da.

Tăng sự thẩm thấu qua lớp biểu bì:

Liệu pháp lăn kim làm tăng sự thấm sâu của các sản phẩm điều trị vào da gấp 1.000 lần so với bôi da thông thường, hơn nữa đây là phương pháp “thân thiện với da”, hoàn toàn không gây tổn thương hàng rào bảo vệ ở lớp thượng bì của da.

Nhờ những hiệu quả trên mà phương pháp lăn kim có thể trị tận gốc mụn, sẹo, rỗ,thâm và lỗ chân lông to.

Kem ủ tê lăn kim:

Ủ tê lăn kim được thực hiện bởi 1 quy trình rõ ràng và được bảo đảm an toàn cho người điều trị, sau đây là các bước áp dụng quá trình ủ tê đúng chuẩn và mang lại hiệu quả cao nhất.

Bước 1: Đầu tiên, bạn sẽ được làm sạch vùng da cần gây tê giảm đau, tẩy tế bào chết, lấy sạch bụi bẩm, bã nhờn, làm sạch da mặt..

Bước 2: Tiến hành bôi kem ủ tê lăn kim lên vùng da cần được điều trị đúng liều lượng, nên sử dụng loại đạt chuẩn y tế và chất lượng tốt.

Bước 3: Sử dụng bằng giấy chuyên dụng băng kín vùng da vừa được ủ tê, đợi từ 40-45 phút cho thuốc ngấm vào sâu trong làn da giúp phát huy hết tác dụng, rồi mới bắt đầu lăn kim.

Nếu như quá trình lăn kim diễn ra lâu hơn đối với vùng da bị tổn thuong nhiều thì bác sĩ sẽ tiếp tục sử dụng kĩ thuật ủ tê, vì thông thường các loại kem ủ tê chỉ có thể kéo dài hiệu quả tối đa là 4 tiếng đồng hồ. Tuy nhiên, ở lần thực hiện thứ 2 này thì chỉ cần ủ tê 15 phút là được.

Lăn kim tại nhà:

Nếu bạn muốn áp dụng phương pháp lăn kim trị sẹo, thâm, nám để phục hồi làn da bị tổn thương, tốt nhất tôi khuyên bạn không nên tự mình thực hiện tại nhà.

Vì việc bạn không được đào tạo bài bản về quy trình lăn kim, bạn lựa chọn loại kim lăn không phù hợp với da và sử dụng những sản phẩm bôi tế bào gốc không rõ xuất xứ (hàng nhái) thì sẽ gây ra 1 số biến chứng xấu, nhẹ thì bị ngứa, rát, còn nặng thì bị nhiễm trùng ở da rất nguy hiểm.

Bạn cần cân nhắc kĩ trước khi quyết định tự lăn kim tại nhà nhé.

Lăn kim trong điều trị sẹo mụn và rỗ:

Sẹo rỗ là biến chứng do mụn để lại, biểu hiện là trên da mặt bạn sẽ xuất hiện những vết lõm, rỗ trên da mà bạn có thể quan sát bằng mắt thường.

Cơ chế tác động của kim lăn trong liệu pháp trị sẹo mụn là tận dụng tối đa cơ chế tự làm lành của cơ thể, đầu kim lăn sẽ tạo ra những “tổn thương giả” để kích thích sản sinh tế bào thượng bì và collagen, từ đó da sẽ được tái tạo, đồng thời tăng sinh collagen làm căng da mịn, lắp đầy các vết sẹo mụn.

Lăn kim trong điều trị thâm và nám da:

Làn da nám là do tăng sinh melanin khi da bị tổn thương, lão hóa, liệu pháp lăn kim sẽ làm tăng sự thẩm thấu của các sản phẩm điều trị, tăng khả năng hấp thụ các dưỡng chất để đưa vào trong da và nuôi dưỡng da, giúp điều trị da nám, thâm một cách tốt nhất.

Sau khi lăn kim bị nổi mụn nước, nguyên nhân do đâu?

Lăn kim là 1 phương pháp làm đẹp rất an toàn và hiệu quả nhưng nếu da của bạn sau khi lăn kim mà bị nổi mụn thì có 3 yếu tố gây nên:

Nguyên nhân gây nổi mụn:

1.Không điều trị hết vùng da bị mụn trước khi lăn kim, tình trang da trước khi lăn kim rất là quan trọng, vì lăn kim chỉ có tác dụng điều trị sẹo, làm sáng da chứ không phải là điều trị mụn. Da bạn còn mụn, nhất là mụn viêm cũng khiến da bạn bị viêm nhiễm, mụn sẽ lan ra khắp mặt.

2.Không thực hiện các dưỡng da sau lăn kim theo lời dặn của bác sĩ như: dùng sữa rửa mặt trong ngày đầu lăn kim, trang điểm, tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, tiếp xúc với hơi nóng (nấu ăn, tắm nước nóng, xông hơi).

3.Dụng cụ kim lăn không đạt tiêu chuẩn y khoa, người điều trị cho bạn tay nghề chưa cao, thiếu chuyên môn điều trị.

Lưu ý:

Phương pháp lăn kim chỉ có thể điều trị sẹo, thâm và nám, đối với những trường hợp sau thì bạn hạn chế làm đẹp bằng phương pháp này để có thể đảm bảo tuyệt đối an toàn cho da:

Da bị mụn bọc, mụn ẩn.

Da mẩn đỏ, da bị dị ứng.

Da bạn quá mỏng, hiện rõ các đường gân xanh trên bề mặt da.

Da quá nhạy cảm, thiếu collagen,

Da có lớp sừng quá dày.

Tác hại của lăn kim:

Nếu như bạn điều trị lăn kim ở những cơ sở không đạt tiêu chuẩn y khoa, người điều trị cho bạn tay nghề chưa cao, hay sử dụng kim lăn không phù hợp với da thì sẽ gây ra 1 số tác hại như sau:

Da ửng đỏ, lăn kim bị sưng mặt:

Đây là phản ứng thường gặp nhất sau khi lăn kim, thường nó sẽ biến mất sau vài giờ, nếu bạn lăn kim vào buổi tối trước khi đi ngủ thì sáng hôm sau da sẽ trở lại bình thường.

Da khô ráp, sần sùi:

Da bị khô sần cũng là 1 tác hại khá phổ biến sau khi lăn kim, đặc biệt là khi dùng kim dài hoặc ấn mạnh khi lăn. Nó sẽ kéo dài trong một vài ngày, không quá nghiêm trọng.

Da bị nhiễm trùng:

Đây là tác hại nghiêm trọng nhất của việc lăn kim, tuy nhiên nó cũng có thể được ngăn ngừa dễ dàng bằng cách khử trùng dụng cụ, diệt khuẩn bề mặt da và đảm bảo vệ sinh hoàn toàn trong suốt quá trình lăn kim.

Nhiễm trùng da rất đáng lo ngại, nó không chỉ làm mất thẩm mỹ mà còn tổn thương sâu dưới da, rất khó hồi phục lại, thậm chí còn ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể.

Đau:

Lăn kim chắc chắn sẽ khiến bạn bị đau nhẹ, đó là điều không thể tránh khỏi, với những dụng cụ kém chất lượng, bạn có thể bị đau nhiều hơn.

Bên cạnh đó sự đau đớn còn phụ thuộc vào yếu tố khác chẳng hạn: áp lực khi lăn, độ nhạy cảm của da…

Lăn kim ở đâu tốt?

Bạn cần đến những bác sĩ da liễu có tay nghề chuyên môn cao, để họ có thể tư vấn và chọn loại lăn kim phù hợp để điều trị da cho bạn. Như vậy việc điều trị da cho bạn sẽ có tiến triển tốt và phục hồi nhanh hơn.

Cuối cùng là bài viết: cách hồi phục và chăm sóc làn da sau lăn kim chi tiết nhất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *