Trị mụn cóc bằng lá tía tô và các cách trị mụn cóc đơn giản tại nhà nhất

Đăng ngày 06/02/2024

Trị mụn cóc bằng lá tía tô  5 cách trị mụn cóc bằng lá tía tô tại nhà cực hiệu quả[/caption]

Làm thế nào để có thể điều trị dứt điểm mụn cóc trên da.

Mụn cóc luôn là một nỗi sợ “ám ảnh” không chỉ ở các chị em phụ nữ, ngay cả nam giới cũng chán ghét “phát điên” đến loại mụn này.

Mụn cóc luôn xuất hiện ở bên ngoài như tay, chân, lưng…

Mặc dù là loại mụn này không gây nguy hiểm nhiều, nhưng nó làm bạn mất đi sự tự tin vốn có và ngại giao tiếp cực kì.

Bạn đang lo lắng vì đã thử qua nhiều cách, nhưng vẫn chưa trị dứt điểm được loại mụn này.

Hãy yên tâm.

Ngay bây giờ, mời bạn theo dõi bài viết cẩm nang trị mụn cóc tại nhà của datrangdep.vn.

Nó sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức, để có thể điều trị mụn cóc được nhanh nhất và hiệu quả.

Nguyên nhân gây ra mụn cóc

Mụn cóc thường gặp, là loại mụn phát triển trên da bởi loại Virus human papillomavirus (HPV).

Đặc biệt là những vết trầy xước trên da, sẽ tạo điều kiện thuận lợi để virus thâm nhập vào cơ thể.

 

Mụn cóc có thể lây lang từ người sang người, khi bạn va chạm vào mụn cóc  của người khác lúc nó đang bị trầy ra.

Hoặc là việc bạn dùng chung đồ của người khác, cũng là những yếu tố gây ra mụn cóc.

Bình thường, mụn cóc thường trải qua vài tháng mới phát triển kích cỡ trên làn da.

Do đó, ít có ai có thể biết được mụn cóc đang phát triển và sinh sôi trong cơ thể của mình cả.

Các phương pháp trị mụn cóc tại nhà đơn giản nhất

Việc điều trị mụn cóc phải cần sự kiên nhẫn, chứ không phải là một sớm 1 chiều mà có thể trị dứt điểm ngay được.

Vì vậy, bạn có thể áp dụng các phương pháp từ thiên nhiên. Để có thể trị dứt điểm mụn, mà không hề gây hại cho làn da của bạn.

Trong đó có lá tía tô và tỏi, chính là những nguyên liệu có khả năng trị mụn cóc rất tốt.

Trị mụn cóc bằng lá tía tô

Khi nhắc đến tía tô thì hầu như ai cũng biết, về sự gần gũi và những công dụng “thần thánh” mà em này mang lại cho sức khỏe con người.

Theo nhiều nghiên cứu cho ta thấy được rằng, trong lá tía tô chứa nhiều chất Perila aldehyde và Limonene.

2 chất này có khả năng điều hòa bài tiết ở da, đồng thời nó còn có khả năng ức chế vi khuẩn phát triển vô cùng hiệu qủa.

Ngoài ra, trong tía tô chứa nhiều chất dinh dưỡng cao như viatmin A, C, Ca, Fe và P…có tác dụng làm đẹp da và ngăn ngừa mụn cóc một cách triệt để.

Chuẩn bị

200gram lá tía tô đã rửa sạch.

Cách làm vô cùng đơn giản.

Bước 1: Bạn cần làm sạch vùng da bị mụn cóc cho sạch sẽ.

Bước 2: Lấy lá tía tô giả nát cho nhuyễn ra.

Bước 3: Dùng lá đã nhuyễn đó, sau đó đắp lên vùng da cần điều trị mụn cóc.

Đắp khoảng 20-30 phút thì làm sạch lại với nước nhé.

Thực hiện cách trị mụn cóc bằng lá tía tô này hằng ngày, để có thể đem lại hiệu qủa cao.

Lưu ý

Trong quá trình đắp lá thì không được nặn, bóp cho mụn chảy dịch ra nhé.

Điều này sẽ làm cho mụn cóc bị lây lan ra nhiều hơn đó.

Trị mụn cóc bằng tỏi kết hợp với mật ong

Trong tỏi có chứa các chất hoạt tính như Azooene, Diallil-Trisulfide. Những chất này có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, kháng viêm và sát trùng tận gốc.

Ngoài ra, nó còn có khả năng sát trùng tận gốc và ngăn cản sự hoạt động lây lan Virus HPV, đồng thời hỗ trợ làm xẹp mụn và nhanh bong nhân mụn.

Còn trong mật ong, chứa rất nhiều vitamin. Giúp da bổ sung các chất dinh dưỡng.

Đặc biệt, là tinh chất mật ong còn giúp kháng viêm và giảm đau cực kì hiệu quả.

Chuẩn bị

3-4 tép tỏi bóc vỏ và rửa sạch.

1 muỗng cà phê mật ong.

Cách làm

Bước 1: Bạn làm sạch vùng da bị mụn cóc bằng xà phòng diệt khuẩn hoặc nước ấm.

Bước 2: Lấy tỏi ép lấy nước, sau đó cho 1 muỗng mật ong vào trộn đều đến khi 2 chất hòa quyện vào nhau.

Bước 3: Sử dụng hỗn hợp mới làm xong, thoa lên những vết mụn cóc.

Cuối cùng, là dùng băng gạc băng phần da mụn với tỏi này lại.

Sau 1 tiếng đồng hồ, thì rửa sạch lại với nước muối pha loãng nhé.

Bạn nên kiên trì, thực hiện phương pháp trị mun cóc bằng tỏi này 2-3 lần/1 tuần.

Đảm bảo là những nốt mụn cóc sần sùi này sẽ teo lại và giảm đi đáng kể.

Những điều cần lưu ý khi điều trị mụn cóc bằng tỏi:

Trước khi dùng phương pháp trị mụn bằng tỏi, bạn nên kiểm tra tỏi có gây mẫn cảm với làn da của bạn hay không.

Do có môt số làn da quá mỏng hay nhạy cảm, sẽ bị ảnh hưởng đôi chút từ tỏi gây ra những hậu quả cho làn da.

Vì vậy, thì phòng bệnh vẫn hơn chữa bệnh các bạn nhé.

Trị mụn cóc ở chân bằng vỏ chuối chí

Có nhiều bạn ăn chuối xong lại vứt đi vỏ, nhưng bạn lại không biết trong vỏ chuối có chứa các chất dinh dưỡng như Kali.

Vì Kali có khả năng ngăn ngừa và loại bỏ sự xuất hiện của mụn cóc, một nguyên nhân khiến virut HPV gây ra mụn cóc trên da là do thiếu Kali.

Do đó Kali xuất hiện rất nhiều trên vỏ chuối, nên việc sử dụng vỏ chuối để trị mụn cóc ở chân rất nhanh và hiệu quả.

Cách làm

Bước 1: Pha muối với nước ấm trong thau,

Bước 2: Ngâm chân trong nước ấm khoảng 30 phút, nếu nước nguội thì châm thêm tí nước nóng và muối để duy trì nhiệt độ nhé.

Bước 3: Dùng khăn lau sạch vùng da chân bị mụn, cho khô ráo.

Bước 4: Bạn cắt chuối thành từng miếng nhỏ, sau đó chà xát mặt trong của vỏ chuối vào các nốt mụn cóc.

Dùng băng gạc, băng lại cho cẩn thận.

Để qua đêm, sau khi ngủ dậy thì nhớ rửa lại với nước ấm nhé.

Kiên trì thực hiện phương pháp này hằng này, đến khi mụn cóc biến mất hoàn toàn nhé.

Trị mụn cóc ở tay bằng nha đam

Trong nhựa nha đam, có chứa chất axit malic có tác dụng làm “mài mòn” mụn cóc rất tốt.

Chuẩn bị

1 thanh nha đam gọt vỏ và rửa sạch.

Cách làm

Bước 1: Ngâm nha đam trong nước muối pha loãng, để nhựa nha đam được loại bỏ hết đi và sạch sẽ.

Bước 2: Nghiền nhuyễn nha đam ra lấy nước.

Bước 3: Làm sạch vùng da cần trị mụn cóc, sau đó bôi hỗn hợp nước nha đam mới nghiền lên.

Thực hiện phương pháp này mỗi ngày, sẽ giúp cho mụn cóc được giảm đi hiệu quả và ngăn mụn quay trở lại.

Bài viết trị mụn cóc tại nhà của datrangdep.vn, đã review thật chi tiết về những phương pháp trị mụn cóc đơn giản nhanh và hiệu quả nhất.

Việc điều trị mụn cóc là cần sự kiên nhẫn, bạn cần thực hiện thường xuyên thì sẽ mang lại hiệu quả sớm thôi.

Chúc bạn thành công nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *